Không nên xem thường trầm cảm vì nếu phát hiện muộn, bệnh có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe vật chất cũng như tinh thần của người bệnh.
Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị bằng việc kết hợp nhiều cách khác nhau như dùng thuốc, điều trị theo nguyên nhân cùng với sự quan tâm chăm sóc từ người thân trong gia đình.
– Liệu pháp tâm lý: Rất hiệu quả đối với những bệnh nhân trầm cảm, nhất là khi kết hợp với việc sử dụng thuốc. Người thân, bạn bè hay bác sĩ tâm lý sẽ trò chuyện nhiều hơn với người bệnh, giúp họ nhận ra những suy nghĩ tiêu cực và thay đổi bản thân, suy nghĩ tích cực hơn trước những thử thách của cuộc sống. Tùy thuộc vào từng mức độ bệnh mà thời gian điều trị sẽ khác nhau. Trong nhiều trường hợp, người bệnh trầm cảm đã có sự thay đổi đáng kể chỉ sau 10 đến 15 buổi điều trị bằng liệu pháp tâm lý.

Trò chuyện với người thân để cải thiện bệnh
– Dùng thuốc điều trị: Ngoài liệu pháp tâm lý, người bệnh cũng cần dùng thuốc để bệnh nhanh thuyên giảm và đạt được những hiệu quả điều trị tích cực hơn. Một số loại thuốc có thể được dùng trong điều trị bệnh như thuốc điều hòa serotonin, trầm cảm dị vòng, thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrin-dopamin, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs), thuốc chống trầm cảm Melatonergic,…
– Liệu pháp trị liệu bằng sốc điện ECT:
Phương pháp này thường được áp dụng đối với những bệnh nhân đã sử dụng thuốc nhưng không có hiệu quả và xảy ra những biểu hiện bất thường như sau:
+ Trầm cảm nghiêm trọng, có ý định tự tử.
+ Người bệnh chậm phát triển tâm thần hoặc có một số biểu hiện kích động.
+ Có biểu hiện hoang tưởng.
+ Trầm cảm khi đang mang thai.
+ Người bệnh không muốn ăn uống.
Với những trường hợp này, người bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp ECT. Hiệu quả điều trị có thể nhận biết rõ sau khoảng 6 đến 10 lần điều trị. Tuy nhiên, sau khi điều trị bằng ECT, bệnh nhân vẫn có nguy cơ bị tái phát bệnh. Do đó, cần dùng tiếp tục dùng thuốc sau điều trị.

Dùng thuốc để điều trị trầm cảm
– Thay đổi chế độ sinh hoạt: Những thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng có thể giúp người bệnh cải thiện sự tiến triển của bệnh trầm cảm, tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh:
+ Tuyệt đối tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ.
+ Suy nghĩ tích cực, hạn chế tình trạng lo lắng quá mức, không nên căng thẳng kéo dài.
+ Nếu có những bất thường trong quá trình điều trị, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị.
+ Tái khám để được theo dõi hiệu quả điều trị và có những điều chỉnh phác đồ điều trị kịp thời.
– Chế độ dinh dưỡng:
+ Nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như cà chua, cam, dâu tây,…
+ Bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều đạm vitamin B, C, omega 3.
– Một số lưu ý khác:
+ Thường xuyên tập thể dục.
+ Trò chuyện, tâm sự với người thân và bạn bè, nhất là khi gặp khó khăn.
Bệnh trầm cảm là bệnh có thể điều trị hiệu quả bằng việc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Do đó, cần nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị đúng cách. Nếu có những dấu hiệu bất thường và có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời quý khách hàng liên hệ đến đội ngũ tư vấn viên của Phòng khám chuyên khoa tâm thần Hạnh Phúc sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.