Website đang tải

Rối loạn lo âu là gì? Cách nhận biết, nguyên nhân và các phương pháp điều trị

0 Comments

Rối loạn lo âu là một dạng rối loạn tâm lý nơi người bệnh cảm thấy lo lắng quá mức một cách không thực tế với các tình huống hàng ngày. Điều này có thể gây ra khó khăn lớn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến các hoạt động và mối quan hệ hàng ngày nếu không được quản lý

Tìm hiểu chung rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là một nhóm các bệnh thuộc về tâm thần gây lo lắng và sợ hãi thường xuyên quá mức. Sự lo lắng quá mức có thể khiến người bệnh trốn tránh công việc, trường học, các cuộc họp mặt gia đình và các tình huống xã hội khác. Các loại rối loạn lo âu thường gặp như:

  • Rối loạn lo âu lan tỏa;
  • Rối loạn hoảng sợ;
  • Rối loạn lo âu xã hội;
  • Ám ảnh sợ đặc hiệu;
  • Chứng sợ khoảng rộng;
  • Rối loạn lo âu chia ly;
  • Chứng câm chọn lọc;
  • Rối loạn lo âu do thuốc.

Rối loạn lo âu là gì? Cách nhận biết, nguyên nhân và các phương pháp điều trị rối loạn lo âu

Triệu chứng rối loạn lo âu

Những triệu chứng thường gặp của rối loạn lo âu

Triệu chứng lo lắng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng người bệnh. Cảm giác của người bệnh có thể bao gồm từ cảm giác bồn chồn, hồi hộp trong người đến tim đập thình thịch, hoặc mất kiểm soát giống như có sự mất kết nối giữa tâm trí và cơ thể. Người bệnh có thể có cảm giác sợ hãi và lo lắng, hoặc sợ một địa điểm hoặc sự kiện cụ thể. Các triệu chứng có thể gặp của rối loạn lo âu như:

Những suy nghĩ hoặc lo lắng khó kiểm soát;

Bồn chồn;

Khó tập trung;

Khó ngủ, mất ngủ;

Mệt mỏi;

Cáu kỉnh;

Đau nhức không rõ nguyên nhân.

Một số dạng biểu hiện thường gặp của rối loạn lo âu:

Chứng sợ không gian rộng: Bạn sợ hãi và thường tránh những nơi hoặc tình huống có thể khiến bạn hoảng sợ hoặc như bị mắc kẹt, bất lực và xấu hổ.

Lo âu liên quan đến bệnh lý nội khoa: Các vấn đề lo lắng do nguyên nhân vấn đề bệnh thể chất gây ra.

Rối loạn lo âu lan toả: Lo lắng dai dẳng và quá mức về các hoạt động hay sự kiện hay cả là những vấn đề bình thường, thường ngày. Sự lo lắng có khi không tương ứng với hoàn cảnh thực tế.

Rối loạn hoảng sợ: Có sự lặp lại của 1 đợt lo lắng, sợ hãi hoặc kinh hoàng xảy ra đột ngột đạt đến đỉnh điểm trong vòng vài phút. Bạn cảm giác như sắp có tại hoạ, khó thở, đau ngực hay hồi hộp trống ngực. Những cơn hoảng loạn này có thể làm lo lắng xảy ra lần nữa hoặc tránh né những tình huống đã xảy ra.

Câm chọn lọc: Trẻ em liên tục không nói được trong tình huống nhất định, chẳng hạn như ở trường, nhưng trẻ có thể nói chuyện bình thường trong các tình huống khác chẳng hạn như khi ở nhà với người thân trong gia đình.

Rối loạn lo âu chia ly: Là sự lo lắng quá mức so với mốc tuổi phát triển của trẻ và liên quan đến việc xa ba mẹ.

Rối loạn lo âu xã hội: Liên quan đến việc lo lắng quá mức, sợ hãi và lẫn tránh 1 tình huống xã hội nhất định do cảm giác xấu hổ, tự ti và lo lắng về việc bị phán xét hoặc nhìn nhận tiêu cực.

Chứng ám ảnh đặc hiệu: Là nỗi lo lắng dữ dội khi tiếp xúc với 1 người hay 1 tình huống cụ thể và mong muốn tránh xa nó. Ám ảnh sợ gây ra cơn hoảng loạn ở 1 số người.

Rối loạn lo âu cho chất gây nghiện: Triệu chứng lo lắng hoặc hoảng loạn dữu dội khi sử dụng sai thuốc hay uống 1 số loại thuốc hoặc tiếp xúc độc chất hoặc hội chứng cai thuốc.

Rối loạn lo âu đặc hiệu khác hoặc rối loạn lo âu không đặc hiệu: Không đáp ứng với các loại rối loạn lo âu kể trên nhưng nghiêm trọng gây đau khổ và phá hoại người đó.

Nguyên nhân rối loạn lo âu

Bạn cảm thấy mình đang lo lắng quá nhiều và nó ảnh hưởng đến công việc, các mối quan hệ và các khía cạnh khác của cuộc sống.

Khi sự lo lắng, sợ hãi, bồn chồn khiến cho bạn khó chịu và khó kiểm soát.

Bạn trầm cảm, bạn gặp rắc rối khi sử dụng rượu, thuốc và những vấn đề sức khoẻ tâm thần khác kèm theo tình trạng lo lắng.

Khi bạn nghĩ rằng lo lắng có liên quan sức khoẻ thể chất.

Khi bạn có ý định hay hành vi tự sát, cần phải tìm kiếm sự giúp đỡ và trị liệu ngay lập tức.

Những lo lắng của bạn có thể không tự biến mất và có thể tồi tệ theo thời gian, nên bạn hãy tìm sự giúp đỡ.

Nguyên nhân của rối loạn lo âu rất phức tạp, bao gồm:

Các yếu tố gây căng thẳng từ môi trường, chẳng hạn như các vấn đề về mối quan hệ xã hội hoặc vấn đề gia đình, công việc,…

Di truyền;

Các yếu tố y tế, chẳng hạn như các triệu chứng bệnh hoặc tác dụng phụ của thuốc;

Cai nghiện.

Môi trường làm việc căng thẳng cũng là nguyên nhân của rối loạn lo âu

Nguy cơ rối loạn lo âu

Những ai có nguy cơ mắc phải rối loạn lo âu?

Cả hai yếu tố di truyền và môi trường đều góp phần vào nguy cơ mắc bệnh rối loạn lo âu. Từng loại rối loạn lo âu khác nhau sẽ có yếu tố nguy cơ riêng của chúng. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ chung bao gồm:

Nhút nhát hoặc cảm thấy đau khổ hoặc lo lắng khi gặp những tình huống từng gặp phải ở thời thơ ấu.

Cuộc sống căng thẳng và tiêu cực hoặc các môi trường nơi sinh sống.

Tiền sử lo lắng hoặc rối loạn tâm thần khác ở người thân trong gia đình.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải rối loạn lo âu

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu bao gồm:

Một số tình trạng sức khỏe thể chất, chẳng hạn như các vấn đề về tuyến giáp hoặc rối loạn nhịp tim.

Sử dụng chất kích thích, rượu bia, cà phê hoặc các chất/thuốc khác.

Phương pháp chẩn đoán & điều trị rối loạn lo âu

Các phương pháp cận lâm sàng và chẩn đoán bệnh rối loạn lo âu

Một lần khám kiểm tra duy nhất không thể chẩn đoán chính xác rối loạn lo âu. Thay vào đó, chẩn đoán rối loạn lo âu đòi hỏi một quá trình khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe tâm thần và bảng câu hỏi tâm lý.

Các bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe, bao gồm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để loại trừ các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn có thể góp phần gây ra các triệu chứng hiện tại của bạn.

Một số bài kiểm tra và thang điểm lo lắng cũng được sử dụng để giúp bác sĩ đánh giá mức độ lo lắng mà bạn đang gặp phải.

Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn lo âu

Các phương pháp điều trị thường bao gồm liệu pháp tâm lý, liệu pháp hành vi và thuốc. Đôi khi, tình trạng nghiện rượu, trầm cảm hoặc các tình trạng tiềm ẩn khác cần được điều trị trước khi điều trị rối loạn lo âu.

Tự điều trị

Người bệnh có thể tự điều trị rối loạn lo âu tại nhà mà không cần giám sát lâm sàng. Tuy nhiên, điều này có thể không hiệu quả đối với những người mắc bệnh rối loạn lo âu nghiêm trọng hoặc kéo dài. Một số bài tập và thực hành để giúp người bệnh đối phó với chứng rối loạn lo âu nhẹ, bao gồm:

Kiểm soát căng thẳng;

Luyện thư giãn;

Tham gia các nhóm hỗ trợ cộng đồng;

Tập thể dục.

Tư vấn tâm lý

Một phương pháp tiêu chuẩn để điều trị rối loạn lo âu là tư vấn tâm lý. Bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp tâm lý hoặc kết hợp các liệu pháp. Liệu pháp nhận thức hành vi là một loại trị liệu tâm lý nhằm mục đích nhận biết và thay đổi các kiểu suy nghĩ có hại hình thành nên nền tảng của cảm giác lo lắng và rắc rối.

Tư vấn tâm lý là một trong những phương pháp điều trị tiêu chuẩn của bệnh rối loạn lo âu

Thuốc

Người bệnh có thể được hỗ trợ kiểm soát rối loạn lo âu bằng một số loại thuốc. Các loại thuốc có thể kiểm soát một số triệu chứng về thể chất và tinh thần bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc benzodiazepin và thuốc chống trầm cảm ba vòng. Một số loại thuốc bổ sung khác mà người bệnh có thể được chỉ định sử dụng để điều trị bao gồm:

Thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs);

Thuốc chẹn beta;

Thuốc buspirone.

Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa rối loạn lo âu

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn lo âu

Chế độ sinh hoạt:

Một số chế độ sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của rối loạn lo âu:

Tập thể dục thường xuyên: Tập luyện thể dục giúp giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tâm lý. Nó giúp sản xuất các chất hóa học trong não như endorphin và serotonin, giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.

Hạn chế hút thuốc lá, cà phê, rượu và các chất kích thích khác: Các chất kích thích có thể làm tăng tình trạng lo âu, do đó hạn chế tiêu thụ các chất này có thể giúp giảm các triệu chứng của rối loạn lo âu.

Tập các động tác giúp giảm căng thẳng: Các kỹ năng giảm căng thẳng như yoga, thiền, hoặc các kỹ thuật hít thở có thể giúp giảm căng thẳng và giúp tâm trạng ổn định hơn. Bạn có thể tham khảo các bài tập thiền giúp giảm stress.

Quản lý căng thẳng: Học cách quản lý căng thẳng bằng cách quản lý thời gian, tránh các tình huống gây áp lực, và tìm cách giải tỏa căng thẳng như chơi thể thao, đọc sách, xem phim hoặc đi dạo bộ.

Hỗ trợ tâm lý: Nếu các triệu chứng của rối loạn lo âu gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý từ các chuyên gia, như tâm lý học hoặc nhà tư vấn tâm lý. Họ có thể giúp bạn tìm ra các kỹ thuật giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng của bạn.

Ngồi thiền có thể giúp giảm căng thẳng và ổn định tâm trạng

Chế độ dinh dưỡng:

Một số chế độ dinh dưỡng có thể giúp hạn chế diễn tiến của rối loạn lo âu. Dưới đây là một số lời khuyên về dinh dưỡng cho người mắc rối loạn lo âu:

Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, hạt và ngũ cốc giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm độc tố trong cơ thể và giúp duy trì sự cân bằng hóa học trong cơ thể.

Tăng cường ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa như Vitamin C, E và beta-carotene có thể giúp giảm việc tổn thương tế bào và giúp giảm các triệu chứng của rối loạn lo âu.

Tránh ăn các loại thức ăn có chứa nhiều đường và caffeine: Các chất kích thích như đường và caffeine có thể làm tăng tình trạng lo âu, do đó,tránh ăn các loại thức ăn có chứa nhiều đường và caffeine có thể giúp giảm các triệu chứng của rối loạn lo âu.

Tăng cường ăn thực phẩm giàu Omega-3: Omega-3 là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe tâm lý. Các nguồn giàu Omega-3 bao gồm cá hồi, cá mòi, hạt lanh và dầu cá.

Giảm thiểu việc ăn thức ăn nhanh và ăn đồ chiên rán: Việc ăn thức ăn nhanh và ăn đồ chiên rán có thể làm tăng tình trạng lo âu. Hãy chọn các loại thức ăn tươi ngon và nấu chế biến chúng bằng các phương pháp nấu chín, hấp hoặc nướng.

Các loại thức uống có chứa caffeine có thể làm tăng triệu chứng của rối loạn lo âu

Tóm lại, có một số chế độ dinh dưỡng khác nhau có thể giúp hạn chế diễn tiến của rối loạn lo âu. Hãy tìm cách bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống của bạn và tránh các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe để giúp hỗ trợ tình trạng rối loạn lo âu của bạn. Nếu bạn cần tư vấn về chế độ dinh dưỡng, hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Phương pháp phòng ngừa rối loạn lo âu hiệu quả

Có nhiều cách để giảm nguy cơ mắc bệnh rối loạn lo âu. Hãy nhớ rằng cảm giác lo lắng là một yếu tố tự nhiên của cuộc sống hàng ngày và việc xuất hiện của chúng không phải lúc nào cũng là bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần. Mọi người có thể phòng ngừa rối loạn lo âu bằng những cách sau đây:

Giảm lượng caffein hằng ngày;

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tự mua;

Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng;

Ngủ đủ giấc;

Thường xuyên tập thể dục

Tránh uống rượu, hút thuốc lá và các loại thuốc giải trí khác.

Categories:

Ý kiến

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0
    0
    Your Cart
    Your cart is emptyReturn to Shop