Bài test thông qua 7 câu hỏi đơn giản có thể tự thực hiện tại nhà để kiểm tra nguy cơ rối loạn lo âu.
Rối loạn lo âu lan tỏa được xếp vào nhóm rối loạn liên quan stress với đặc tính là những mối lo lắng dai dẳng, tản mạn.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Vũ Thị Lan (Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai), rối loạn lo âu lan tỏa là một trong những rối loạn phổ biến gặp ở chăm sóc sức khỏe ban đầu và trong các đơn vị khám cấp cứu. Tỷ lệ mắc cả đời rối loạn này ở các nước phát triển chiếm khoảng 5% dân số, ở các nước đang phát triển là 1,5-3% dân số.

Tỷ lệ mắc cả đời rối loạn lo âu ở các nước phát triển chiếm khoảng 5% dân số
Những người nghi ngờ mình bị tình trạng trên có thể áp dụng một số hình thức kiểm tra như:
– Trắc nghiệm tâm lý đánh giá lo âu, stress, nhân cách, giấc ngủ: GAD-7, thang đánh giá lo âu Zung, DASS, PSQI, MMPI, EPI…
– Các đánh giá cấu trúc, chức năng não bộ: Chụp cộng hưởng từ não bộ, cắt lớp vi tính não bộ, điện não, lưu huyết não.
– Xét nghiệm máu, dịch cơ thể.
Dưới đây là bài test đơn giản giúp kiểm tra và đánh giá chính xác mức độ lo âu:
Bài test rối loạn lo âu tổng quát 7 mục (GAD-7)
Bài test do các chuyên gia người Mỹ Robert L.Spitzer, Jannet BW Williams, Kurt Kroenke và các cộng sự phát triển. Các câu hỏi được đánh giá ngắn gọn, đơn giản, tính chính xác cao.
Nguyên tắc thực hiện bài test:
Bài test bao gồm 7 câu hỏi, hãy đọc cẩn thận tất cả các câu và chọn ra một đáp án gần giống nhất với tình trạng mà bạn cảm thấy trong 2 tuần trở lại đây, kể cả hôm nay.
Lưu ý:
Kết quả bài test này chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế chẩn đoán y khoa bởi bác sĩ/chuyên gia có chuyên môn.