Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the bookingpress-appointment-booking domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/tuyencon/domains/suckhoetamthan.org/public_html/wp-includes/functions.php on line 6121

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wqpmb domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/tuyencon/domains/suckhoetamthan.org/public_html/wp-includes/functions.php on line 6121

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the quiz-master-next domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/tuyencon/domains/suckhoetamthan.org/public_html/wp-includes/functions.php on line 6121

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the doctor-physician-pro domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/tuyencon/domains/suckhoetamthan.org/public_html/wp-includes/functions.php on line 6121
Test trầm cảm ở tuổi dậy thì
Website đang tải

Test trầm cảm ở tuổi dậy thì

0 Comments

Test trầm cảm ở tuổi dậy thì là một trong những phương pháp giúp kiểm tra trẻ ở tuổi vị thành niên có bị trầm cảm hay không. Đặc biệt, độ tuổi dậy thì là giai đoạn trẻ có nhiều biến đối về thể chất lẫn tinh thần nên nguy cơ cao bị các vấn đề về tâm lý, bao gồm trầm cảm.

1. Test trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì? 

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là một trong những vấn đề về thần kinh với những triệu chứng đặc trưng, khác với trầm cảm ở người lớn nên nhiều phụ huynh chủ quan bỏ qua vì nghĩ con mình đang giai đoạn mới lớn nên có những hành động bất thường. Điều này thực tế có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cả thể chất lẫn tinh thần, dễ dẫn đến hành vi nổi loạn hoặc thậm chí là tự làm hại bản thân, tự tử.

Test trầm cảm ở tuổi dậy thì

Trầm cảm tuổi dậy thì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng về thể chất và tâm lý trẻ

Test trầm cảm dành cho lứa tuổi dậy thì là bộ câu hỏi có liên quan đến những triệu chứng đặc trưng của trầm cảm được thiết kế cho lứa tuổi vị thành niên nhằm đánh giá khách quan về nguy cơ phát triển hoặc mức độ bệnh lý của trầm cảm. Thông qua đánh giá này, bác sĩ có thể xác định được tình trạng sức khỏe tâm lý của trẻ, từ đó đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời và phù hợp.

2. Cách thực hiện test trầm cảm ở tuổi dậy thì

Để thực hiện bài test, trẻ sẽ được phát một bảng hỏi và đánh dấu câu trả lời.

Phương thức thực hiện

Test trầm cảm dành cho tuổi dậy thì là bảng hỏi gồm 9 câu. Mỗi đáp án trả lời sẽ được tính điểm khác nhau. Mỗi câu hỏi sẽ có 4 đáp tương ứng với số điểm như sau:

  • Không ngày nào sẽ tính là 0 điểm.
  • Vài ngày sẽ tính là 1 điểm.
  • Hơn nửa số ngày sẽ tính là 2 điểm.
  • Gần như mọi ngày sẽ tính là 3 điểm.

Sau khi trả lời đủ 9 câu hỏi thì bạn sẽ cộng số điểm này lại để đánh giá mức độ trầm cảm.

3. Ai cần thực hiện test trầm cảm ở tuổi dậy thì? 

Nếu phụ huynh phát hiện trẻ có những biểu hiện sau thì hãy khuyến khích con thực hiện bài test ngay tại nhà:

  • Trẻ thường xuyên thấy buồn bã, uể oải, mệt mỏi, thu mình lại một góc, cảm xúc tiêu cực thường trực.
  • Những hoạt động hàng ngày trước đây trẻ thích thì giờ không còn thấy hứng thú hay thậm chí là tránh xa các hoạt động tập thể và mối quan hệ xã hội, trầm tính, ít nói.
  • Trẻ ăn ít, chán ăn hoặc ăn nhiều một cách bất thường.
  • Trẻ gặp những vấn đề liên quan đến giấc ngủ, thức khuya, khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn.
  • Khả năng tập trung giảm dần trong học tập, công việc hay cuộc sống hàng ngày, dễ bị lúng túng hoặc bất lực.
  • Trẻ thường xuyên gặp tình trạng đau đầu không rõ nguyên nhân đi kèm là biểu hiện nôn ói, chướng bụng, khó tiêu, khô miệng,…
  • Những trường hợp nặng, trẻ có hiện tượng tự làm tổn thương chính mình, cơ thể có nhiều vết xước, bầm tím,… hay có ý định tự tử.

Ngoài những biểu hiện trên thì nếu gia đình có người thân đã từng hoặc đang bị trầm cảm, ba mẹ ly hôn hoặc trẻ trải qua sự kiện đau buồn làm ảnh hưởng tâm lý thì phụ huynh cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn, nhất là thời điểm bước vào tuổi dậy thì. Việc thực hiện bài test sẽ giúp ba mẹ đánh giá nguy cơ mắc trầm cảm của con.

Tuy nhiên, bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì chỉ mang tính tham khảo với kết quả đánh giá chủ quan, không thể thay thế hoàn toàn phương pháp chẩn đoán và điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, nếu ba mẹ thấy con có triệu chứng bất thường hoặc sau khi làm bài test phát hiện con thuộc nhóm có nguy cơ bị trầm cảm, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm. Tùy theo từng trường hợp, mức độ bệnh lý và thể trạng của trẻ mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị trầm cảm thích hợp.

Trong trường hợp trẻ bị trầm cảm, bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt theo phương án điều trị của bác sĩ, gia đình cần phải quan tâm, động viên con nhiều hơn để sớm phục hồi. Đặc biệt, phải theo dõi trẻ thường xuyên để tránh con có những biểu hiện bất thường làm hại bản thân và những người xung quanh.

Việc tìm hiểu những kiến thức về bệnh và thường xuyên thăm khám, sàng lọc sẽ giúp bạn phát hiện sớm trầm cảm từ đó lên phương án xử lý kịp thời, bảo vệ sức khỏe của chính mình cũng như những người xung quanh.

Lưu ý:

Kết quả bài test này chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế chẩn đoán y khoa bởi bác sĩ/chuyên gia có chuyên môn.

Xin mời bạn làm bài Test trầm cảm ở tuổi dậy thì

1. Cảm thấy mệt mỏi hoặc ít sinh lực

2. Khó chìm vào giấc ngủ, khó ngủ thẳng giấc hoặc ngủ quá nhiều

3. Chán ăn hoặc ăn quá nhiều

4. Không muốn làm điều gì hoặc không thích thú với điều gì

5. Cảm thấy nản chí, buồn bã hoặc cảm thấy tuyệt vọng

6. Suy nghĩ tiêu cực về bản thân hoặc cảm thấy bản thân làm gia đình thất vọng

7. Khó tập trung vào công việc, học tập

8. Vận động hoặc nói chậm, người khác có thể nhận thấy được hoặc thường xuyên bồn chồn, đi đi lại lại nhiều

9. Có suy nghĩ chết đi sẽ tốt hơn, có suy nghĩ làm tổn thương cơ thể

Categories:

Ý kiến

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0
    0
    Your Cart
    Your cart is emptyReturn to Shop